Viễn thám cơ bản. Bài 6. Tính toán chỉ số NDVI (BandMath part 2)

Ngắn gọn về chỉ số Thực vật
Để khai thác thông tin một cách chính xác thì các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị phản xạ mặt đất với các đối tượng lớp phủ bề mặt. Kết quả của những cuộc nghiên cứu cho thấy việc sử dụng màu đỏ (RED) và màu cận hồng ngoại (NIR) chứa 90% thông tin liên quan đến thảm phủ thực vật.
Vì thế các nhà nghiên cứu kết hợp qua lại hai kênh ảnh trên để tạo ra một chỉ số có thể phân biệt rạch ròi giữa đất và nước, giảm thiểu ảnh hưởng khí quyển, địa hình và biểu thị một phần tính chất của thực vật. Sự kết hợp đó được gọi là chỉ số thực vật.
Do đó nếu bạn là người có chuyên môn về viễn thám, nhất định bạn phải hiểu và biết tính toán chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index)  – chỉ số thực vật cơ bản nhất, được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng của viễn thám

Như vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn tính toán chỉ số NDVI bằng Envi Classical như sau

B1. Chuyển đổi từ DN sang TOA reflectance cho 2 tấm hình kênh 4 và kênh 5, Hiển thị ra như sau


B2. Trên thanh Menu của Envi Classical click chọn Basic Tools/BandMath xuất hiện cửa số của BandMath, ta nhập công thức tính NDVI như sau (B5-B4)/(B5+B4).
-Sau khi bảng hiển thị xuất hiện, các bạn lựa chọn các ảnh tương ứng với Công thức, với B5 thì lựa chọn ảnh PB5, với B4 thì lựa chọn ảnh PB4. Xong rồi nhấn OK.
B3. Chờ Envi xử lí xong, Click Load Band để kiểm tra và nên truy xuất thử một vài giá trị của pixel. Nếu giá trị pixel nằm trong khoảng từ (-1,1) là hợp lí
Như vậy là đã tính thành công chỉ số NDVI cho ảnh, những nơi nào có giá trị NDVI nhỏ hơn 0, đa phần là nước. Những nơi nào chỉ số gần 1 thì nơi đó là thực vật dày đặc.
Người viết bài: Nghĩa Lê – Ungdungmoi.edu.vn
Viễn thám cơ bản. Bài 6. Tính toán chỉ số NDVI (BandMath part 2) Viễn thám cơ bản. Bài 6. Tính toán chỉ số NDVI (BandMath part 2) Reviewed by VinhHD on 15:31 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads 728x90 B
Được tạo bởi Blogger.