Bài viết này được Hoàng Đức Vinh dịch sang tiếng Việt từ bài gốc: "Remote Sensing Role in Emergency Mapping for Disaster Response" đăng trên Aeologic.com ngày 10/11/2022.
Link bài gốc: https://www.aeologic.com/blog/remote-sensing-role-in-emergency-mapping-for-disaster-response/
GIS hữu ích cho việc lập bản đồ vùng nguy hiểm và trong tình huống khẩn cấp, việc giảm thiểu nguy hiểm cho người dân có thể được thực hiện dễ dàng thông qua các bản đồ này. GIS và RS rất hữu ích trong các chiến lược giảm thiểu nguy hiểm và kế hoạch chuẩn bị. Dữ liệu địa lý thời gian thực đang cải thiện việc phân bổ tài nguyên cho ứng phó. Vai trò viễn thám trong bản đồ khẩn cấp rất hữu ích trong việc mô hình hóa rủi ro thiên tai và sự thích nghi của con người với các mối hiểm nguy. Ngoài ra, nó đang cung cấp một hệ thống hỗ trợ quyết định trong quản lý thiên tai.
1. Hệ thống quản lý thiên tai
Giảm thiểu: Phòng chống thiên tai là chủ đề về xử lý và tránh các rủi ro. Đó là một nguyên tắc yêu cầu các biện pháp được thực hiện để kiểm soát hoặc giảm thiểu tác động của một sự kiện thảm khốc dự kiến hoặc đã xảy ra.
Phòng ngừa: Đây là cách chúng ta thay đổi hành vi để giới hạn tác động của các sự kiện thảm khốc đối với con người.
Ứng phó: Một kế hoạch hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng và người dân trong quá trình thảm họa xảy ra sẽ tập trung vào các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của thảm họa.
Phục hồi sau thảm họa: Mục tiêu của giai đoạn phục hồi là khôi phục khu vực bị ảnh hưởng trở lại trạng thái trước đó. Những nỗ lực phục hồi liên quan đến các quyết định và vấn đề phải được đưa ra sau khi các nhu cầu ngay lập tức được giải quyết.
Hơn nữa, quản lý thiên tai được thực hiện bằng cách tuân theo các bước:
- Lập kế hoạch và phân tích
- Nhận thức về tình huống
- Quản lý dữ liệu
- Vận hành trên thực địa
2. Lập kế hoạch và phân tích
Vai trò viễn thám trong bản đồ khẩn cấp là hệ thống thông tin đầy đủ nhất để mô hình hóa, phân tích dữ liệu không gian và hiển thị sự dễ tổn thương của cộng đồng. Khi chúng ta xác định các vị trí nguy hiểm với cơ sở hạ tầng quan trọng, các mô hình GIS được xử lý sẽ hỗ trợ việc xác định tác động của sự kiện và các yêu cầu giảm thiểu cần thiết. Sự chuẩn bị là rất quan trọng khi một sự kiện khẩn cấp xảy ra. Do đó, việc phân tích các rủi ro và mối đe dọa là có lợi trong chương trình quản lý khẩn cấp.
3. Nhận thức về tình huống
Nhận thức về tình hình thiên tai và quản lý khẩn cấp là một việc quan trọng. Công nghệ địa tầng từ xa trong bản đồ khẩn cấp đóng vai trò quan trọng để cung cấp thông tin về vị trí của sự kiện, tức là nơi sự kiện đang xảy ra và điều gì đang diễn ra chính xác trong thời gian thực. Giao diện bản đồ GIS là quan trọng trong xử lý các tình huống khẩn cấp.
4. Quản lý dữ liệu
Trong GIS, tích hợp thông tin từ các nguồn khác là khả thi. Việc sắp xếp chính xác dữ liệu GIS cung cấp thông tin hữu ích trong các tình huống khẩn cấp.
5. Vận hành trên thực địa
Dữ liệu thực địa rất quan trọng trong các ứng dụng GIS. Và GIS di động cung cấp thông tin quan trọng. Nhóm thực địa sẽ thu thập thông tin và gửi lại cho người dùng. Do đó, thông tin thực địa hữu ích để nhận biết điều kiện sự kiện thực tế. Sau đó truyền dữ liệu mới đến đội ngũ hoạt động trên thực địa (nơi xảy ra thảm họa), để họ có thông tin để bảo vệ sinh mạng và đảm bảo an toàn cho mọi người. Dù đó là giai đoạn phản ứng hay khôi phục, GIS di động đang cung cấp thông tin chính xác.
Một số mục tiêu quan trọng của việc tạo cơ sở dữ liệu GIS là:
Các nhà quản lý thiên tai từ cấp trung ương, tỉnh, thành phố và cấp làng xã sử dụng cơ sở dữ liệu GIS cho quá trình lập kế hoạch ứng phó với thiên tai.
- Lập kế hoạch và sự chuẩn bị cho thiên tai
- Dự báo và cảnh báo sớm về các sự kiện thiên tai
- Quản lý cứu trợ, các hoạt động cứu hộ và các dự án liên quan
Cơ sở dữ liệu GIS với các chủ đề khác nhau phục vụ cho các nhà quản lý thiên tai trong quá trình ra quyết định khi xảy ra các sự kiện tai hoạ.
6. Kết luận
Các vùng ngập lụt nguy hiểm như đồng bằng, ven biển và các vị trí bị xói mòn, sạt lở... có thể được nhận ra bằng cách sử dụng hình ảnh viễn thám để hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu rủi ro. Vai trò của viễn thám trong bản đồ khẩn cấp được sử dụng để nghiên cứu hậu quả của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như thay đổi về sử dụng đất. Hình ảnh vệ tinh có thể được sử dụng để theo dõi những ảnh hưởng này trên quy mô toàn cầu. Viễn thám đang được ứng dụng rộng rãi trong các hiện tượng thiên tai và quản lý thiên tai, đặc biệt là do biến đổi khí hậu.
Không có nhận xét nào: